Máy bơm nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ

Nhận thức chung về phòng cháy trong quá trình công nghệ sản xuất

Hiểu hơn về quá trình công nghệ sản xuất qua các khái niệm

Quá trình công nghệ sản xuất trong phòng cháy là gì? Các khái niệm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phòng cháy trong quá trình công nghệ sản xuất và một số điều liên quan.

Nhận thức chung về phòng cháy trong quá trình công nghệ sản xuất
Nhận thức chung về phòng cháy trong quá trình công nghệ sản xuất

Khái niệm quá trình công nghệ sản xuất

Quá trình công nghệ sản xuất là tổng hợp mọi hoạt động chung của con người và phương tiện sản xuất (máy móc, thiết bị) để thực hiện quá trình biến đổi những nguyên vật liệu ban đầu thành sản phẩm theo yêu cầu đã định trước. Hay nói một cách nôm na, phòng cháy trong quá trình công nghệ sản xuất là quá trình chuyển hóa nguyên liệu thích hợp thành sản phẩm.

Khi nghiên cứu về khái niệm trên bạn cần lưu ý một số điều sau:

Giữa nguyên liệu và sản phẩm của một quá trình công nghệ sản xuất cũng có thể cùng loại cùng thể hoặc khác loại khác thể. Chẳng hạn quá trình dệt vải từ bông nguyên liệu chính là bông (chất rắn), sản phẩm nhận được là vải (cũng là chất rắn). Hay quá trình sản xuất cồn Etylic từ tinh bột thì khác, nguyên liệu là tinh bột (chất rắn), nhưng sản phẩm thu được lại là cồn (chất lỏng). Sự chuyển hóa này có ý nghĩa đặc biệt trong công tác phòng cháy, chữa cháy, nó có thể làm thay đổi (tăng hoặc giảm) mức độ nguy hiểm cháy, nổ của quá trình công nghệ sản xuất. Do vậy khi đánh giá sự nguy hiểm cháy, nổ của một quá trình công nghệ sản xuất ta cần phải đặc biệt chú ý đến sự chuyển hóa này.

Ngoài ra, những chất được tạo ra ở một công đoạn trung gian của quá trình công nghệ sản xuất thì được gọi là sản phẩm trung gian hoặc bán thành phẩm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của nó không hoàn toàn giống nguyên liệu hoặc sản phẩm thu được của quá trình công nghệ.

Khái niệm mối cân bằng vật chất

Mối cân bằng vật chất là mối cân bằng giữa số lượng các chất đưa vào điều chế và số lượng các chất được tạo thành sau quá trình điều chế. Theo định luật bảo toàn khối lượng thì số lượng các chất đi vào ∑Gvào (tham gia điều chế) bằng số lượng các chất được tạo ra (tạo thành sau quá trình điều chế) ∑Gra (nếu không tính đến sự mất mát trong quá trình điều chế). Phương trình tổng quát của mối cân bằng vật chất có thể viết: ∑Gvào = ∑Gra.

Mối cân bằng vật chất có thể thiết lập cho từng thiết bị máy móc hay cho toàn bộ quá trình sản xuất, cho tất cả các chất hoặc cho từng thành phần riêng biệt.

Một số điểm cần chú ý:

Xác định mối cân bằng vật chất có thể dựa vào công suất của các thiết bị máy móc, thông số này được định rõ trên máy móc, thiết bị hoặc trong bản thuyết minh công nghệ. Phá vỡ mối cân bằng vật chất sẽ dẫn đến những nguyên nhân gây hư hỏng máy móc, thiết bị sản xuất. Do vậy đối với các quá trình công nghệ sản xuất cần phải xác định thông số này. Bởi vì mối cân bằng vật chất cho phép xác định số lượng các chất sử dụng ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất, ở từng máy móc thiết bị. Hay nói cách khác, mối cân bằng vật chất cho phép chúng ta hiểu rõ số lượng các chất nguy hiểm cháy nằm trong mỗi máy móc, thiết bị ở từng công đoạn của quá trình công nghệ sản xuất. Đây là một thông số quan trọng để đánh giá sự nguy hiểm cháy, nổ của một quá trình công nghệ sản xuất.

Khái niệm về mối cân bằng nhiệt

Mối cân bằng nhiệt là mối cân bằng giữa số lượng nhiệt cần thiết cung cấp cho quá trình điều chế các chất và số lượng nhiệt thu được sau quá trình điều chế (nếu không tính đến sự mất mát trong quá trình điều chế).

Theo định luật bảo toàn năng lượng thì số lượng nhiệt cần thiết cung cấp cho quá trình công nghệ phải bằng số lượng nhiệt thu được sau quá trình đó. Phương trình tổng quát của mối cân bằng nhiệt có thể viết như sau:

Trong đó:

  • ∑Qtỏa – tổng số lượng nhiệt cần thiết cung cấp cho quá trình công nghệ, Kcal;
  • ∑Qthu – tổng số lượng nhiệt thu được sau quá trình, Kcal;

Số lượng nhiệt cần thiết cung cấp cho quá trình công nghệ (∑Qtỏa) bao gồm nhiệt của các phản ứng hóa học có tỏa nhiệt, nhiệt của các chất mang nhiệt, nhiệt của các quá trình vật lý, nhiệt đốt nóng từ bên ngoài,…

Số lượng nhiệt thu được sau quá trình điều chế (∑Qthu) bao gồm số lượng nhiệt bị hấp thụ của các phản ứng hóa học thu nhiệt, nhiệt do các chất điều chế hấp thụ, nhiệt theo dòng chất thải, sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh,…

Một số điều cần lưu ý:

Mối cân bằng nhiệt là một thông số quan trọng của quá trình công nghệ. Phá vỡ môi cân bằng nhiệ sẽ dẫn đến những nguyên nhân gây hư hỏng máy móc, thiết bị và đường ống sản xuất. Do vậy đối với bất kỳ quá trình công nghệ nào cũng nhất thiết phải xác định mối cân bằng nhiệt. Mối cân bằng nhiệt xác định từ thuyết minh công nghệ, nó cho phép giải thích cường độ của các quá trình trao đổi nhiệt ở từng giai đoạn công nghệ, chế độ nhiệt, hiệu ứng nhiệt của các phản ứng hóa học, khả năng hoạt động của các thiết bị và các dạng mất mát nhiệt,…

>>> Bạn có thể tham khảo: Đánh giá mức độ nguy hiểm cháy, nổ trong các quá trình công nghệ sản xuất.

Khái niệm phòng cháy trong các quá trình công nghệ sản xuất

Phòng cháy trong quá trình công nghệ sản xuất là việc sử dụng các biện pháp tổ chức và các giải pháp kỹ thuật nhằm phòng ngừa, hạn chế hoặc loại trừ những yếu tố, điều kiện, nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ ở các máy móc, thiết bị và trong khu vực sản xuất, trường hợp xảy ra cháy, nổ thì đảm bảo an toàn cho người và các máy móc thiết bị, hạn chế đến mức thấp nhất quy mô và sự phát triển của đám cháy, đồng thời tạo điều kiện chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.

Tiêu lệnh phòng cháy trong các quá trình công nghệ sản xuất
Tiêu lệnh phòng cháy trong các quá trình công nghệ sản xuất

Từ khái niệm trên chúng ta thấy rằng, phòng cháy trong các quá trình công nghệ sản xuất có 4 nội dung chính sau:

Sử dụng các biện pháp tổ chức và các giải pháp kỹ thuật phòng ngừa nhằm ngăn chặn không để xảy ra cháy, nổ

Các biện pháp tổ chức bao gồm:

  • Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, nội quy an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
  • Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở của các phân xưởng sản xuất.
  • Tuyên truyền vận động cán bộ công nhân viên phòng cháy, chữa cháy.
  • Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Các giải pháp kỹ thuật đó là:

Các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho các ngôi nhà, công trình, các cơ sở sản xuất. Đặc biệt trong các quá trình công nghệ sản xuất phải chọn các sơ đồ dây chuyền công nghệ ít hoặc không gây nguy hiểm cháy, nổ, thay thế các chất nguy hiểm cháy bằng các chất không cháy hoặc ít nguy hiểm cháy hơn, bố trí thích hợp các thiết bị công nghệ, sử dụng các thiết bị tự động điều chỉnh áp suất, nhiệt độ,…

Các biện pháp đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa các thiệt bị.

Đảm bảo an toàn cho người và các thiết bị máy móc, tài sản trong điều kiện cháy

Vấn đề này phải được giải quyết ngay từ khi thiết kế nhà sản xuất và các dây chuyền công nghệ sản xuất. Cơ quan phòng cháy, chữa cháy phải thẩm duyệt về thiết kế và thiết bị an toàn phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy giữa các máy móc, thiết bị, các nhà sản xuất, giữa nhà sản xuất với các khu vực, công trình lân cận. Ngoài ra phải đảm bảo phòng chống cháy lan, đảm bảo lối thoát nạn an toàn về điện, chống sét, thông gió, hút bụi, chống tụ khói cho nhà và công trình,…

Hạn chế đến mức thấp nhất quy mô và sự phát triển của đám cháy

Đây là một nội dung rất quan trọng của công tác phòng cháy quá trình công nghệ sản xuất. Bởi nếu để cháy lan thì thiệt hại do cháy gây ra ở các cơ sở sản xuất hết sức lớn. Muốn ngăn chặn không để cháy lan cần tiến hành một số biện pháp:

  • Hạn chế diện tích mặt bằng sản xuất. Vấn đề này đã được tiêu chuẩn hóa, dựa vào hạng nguy hiểm cháy và chát nổ của các gian phòng và ngôi nhà trong các cơ sở sản xuất mà xác định diện tích sàn tối đa cho phép của nhà sản xuất và phân khoang cháy.
  • Hạn chế số lượng chất cháy cùng một thời gian tồn tại trên bề mặt diện tích sản xuất.
  • Thiết kế các bộ phận ngăn cháy (tường ngăn cháy, khoang ngăn cháy, màn ngăn cháy, van ngăn lửa,…)
  • Xả sự cố chất lỏng, chất khí, sơ tán chất rắn khi có cháy xảy ra.

>>> Có thể bạn cần: Đánh giá mức độ nguy hiểm cháy, nổ trong các quá trình công nghệ sản xuất.

Tạo điều kiện chữa cháy kịp thời và có hiệu quả

Khi tiến hành công tác phòng cháy ở các quá trình công nghệ sản xuất phải tại điều kiện cho việc chữa cháy kịp thời và hiệu quả, đây là một nội dung của công tác phòng cháy trong quá trình công nghệ sản xuất nhưng cũng là phương châm của công tác phòng cháy, chữa cháy. Muốn thực hiện tốt nội dung này phải sử dụng tổng hợp các biện pháp. Những biện pháp này phải được tiến hành ngay từ khi thẩm duyệt thiết kế quá trình công nghệ sản xuất. Chẳng hạn việc bố trí dây chuyền công nghệ, thiết bị, đường ống sao cho hợp lý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa cháy khi có cháy xảy ra. Hay việc giải thoát chất cháy khi sự cố, các điều kiện phục vụ chữa cháy như: nguồn nước chữa cháy, đường cho xe chữa cháy hoạt động. Ngoài ra các cơ sở sản xuất tùy theo quy mô và tính chất cần được trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, các thiết bị thông tin liên lạc,…

HTH – nhà nhập khẩu và phân phối máy bơm chữa cháy Sempa Thổ Nhĩ Kỳ chính hãng, cam kết mang đến bạn các sản phẩm hoàn toàn chất lượng, bảo hành dài hạn và mức giá phải chăng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp.

Bài viết liên quan

Quá trình chưng cất dầu mỏ và nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm cháy nổ

Quá trình chưng cất dầu mỏ và nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm cháy nổ

Chưng cất là phương pháp dùng để tách một hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau…

Các phương pháp phòng cháy chữa cháy trong chế biến dầu mỏ

Các phương pháp phòng cháy chữa cháy trong chế biến dầu mỏ

Công nghệ chế biến dầu mỏ gồm quá trình chế biến vật lý và quá trình chế biến hóa học với các máy móc, thiết…

Đặc điểm cháy và biện pháp PCCC của từng phương pháp sấy

Đặc điểm cháy và biện pháp PCCC của từng phương pháp sấy

Trong phần trước, tôi đã nói rõ về khái niệm cũng như các vấn đề chung trong quá trình sấy và trong phần tiếp theo…

Đặc điểm cháy và các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong quá trình sấy

Đặc điểm cháy và các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong quá trình sấy

Sấy là một trong các quá trình công nghệ phổ biến nhất, được sử dụng trong mọi lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Sấy…

Các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong quá trình sơn

Các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong quá trình sơn

Các phương pháp sơn bao gồm: sơn phun, sơn nhúng, sơn tráng và sơn tĩnh điện. Các phương pháp sơn nói trên được ứng dụng…

Đánh giá sự nguy hiểm và các biện pháp phòng cháy chữa cháy quá trình gia công chế biến gỗ

Đánh giá sự nguy hiểm và các biện pháp phòng cháy chữa cháy quá trình gia công chế biến gỗ

Gia công, chế biến gỗ là một ngành nghệ không những không bị mai một mà ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ và…