Máy bơm nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ

Tất tần tật về máy bơm trục đứng. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Máy bơm trục đứng Sempa là cái tên quá quen thuộc trong thị trường máy bơm ngày nay. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về loại máy bơm này chưa? Ví dụ như: về cấu tạo thế nào, nguyên lý hoạt động ra sao, được ứng dụng ở đâu,… và nhiều câu hỏi khác. Để giải đáp những vướng mắc trên, bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích về loại máy bơm thông dụng này đấy, đứng bỏ lỡ nhé!

Máy bơm trục đứng Sempa.
Máy bơm trục đứng Sempa.

Khái niệm về máy bơm trục đứng

Máy bơm trục đứng thực chất là loại máy bơm ly tâm có trục bơm dạng thẳng đứng đặc biệt, thường được dùng trong việc bơm tăng áp cho hệ thống chữa cháy, trong các tòa nhà, hay hệ thống nước trong nhà máy cần áp lực mạnh,… Ngoài cái tên máy bơm trục đứng thì nó còn có một tên gọi khác là máy bơm cao áp.

Phân loại máy bơm trục đứng

Chúng ta có thể phân máy bơm trục đứng thành nhiều loại, dựa vào các yếu tố như về cấu tạo, về ứng dụng, về công suất,… Tuy nhiên trên thực tế thì máy bơm gồm hai loại chính là: máy bơm trục đứng đơn tầng và máy bơm trục đứng đa tầng. Mỗi loại máy bơm đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng vì nhu cầu sử dụng không cao, nên máy bơm trục đứng đơn tầng cánh cũng hiếm có mặt trên thị trường ngày nay.

Ngoài ra, máy bơm trục đứng cũng được dựa trên các thương hiệu và công suất để phân loại. Nếu xét về thương hiệu thì có rất nhiều như: Pentax, Saer, CNP, Grundfos,… và một trong số đó không thể không nhắc tới một thương hiệu máy bơm đã ra đời vào những năm 1972 và đang dần hoàn thiện hơn, đó là máy bơm trục đứng Sempa. Để có thể tiếp cận với thị trường quốc tế nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng, thì máy bơm Sempa đã nổ lực và cống hiến rất nhiều, đem đến hàng loạt các tiện ích hiện đại tích hợp vào trong máy bơm. Từ đó, mang thương hiệu máy bơm Sempa ngày càng lại gần với mọi người dùng. Để biết chi tiết hơn bạn có thể truy cập ngay đến Maybomsempa.com.vn!

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bơm trục đứng

Cấu tạo máy bơm trục đứng

Máy bơm trục đứng sẽ có cấu tạo chung và cơ bản như sau:

Đầu ra và đầu vào: được lắp đặt trực tiếp với đường ống dẫn bằng mặt bích (gang, inox,…).

Động cơ điện: là bộ phận quan trọng, giúp cánh quạt có thể hoạt động, hút và đẩy các chất lỏng đến điểm đích.

Guồng máy bơm: có một số được làm bằng gang, nhưng đa số được làm từ inox.

Cốt bơm: là bộ phận nối cánh và motor.

Cánh quạt máy bơm: tùy thuộc vào kích cỡ, loại máy bơm mà cánh quạt được thiết kế số lượng cánh linh hoạt. Cánh bơm thường được làm từ các vật liệu: đồng, gang, inox,… Máy bơm trục đứng thuộc dòng máy bơm cánh hở.

Rọ bơm: hay còn gọi là luppe, dùng trong trường hợp bơm hút nước từ các bể chứa.

Đặc biệt, giữa trục của cánh và trục motor điện có một khớp nối, khớp nối này có tác dụng trong trường hợp motor hoặc guồng hư hỏng có thể thay thế dễ dàng và việc bảo trì cũng thuận tiện.

Có thể bạn cần: Máy bơm tăng áp có tốt không? Ứng dụng của máy bơm tăng áp.

Nguyên lý hoạt động của máy bơm trục đứng

Máy bơm trục đứng hay còn gọi là máy bơm ly tâm trục đứng, vì vậy nguyên lý hoạt động chính của loại máy bơm này là nguyên lý ly tâm.

Khi động cơ bắt đầu đi vào hoạt động, trục của động cơ và trục cánh kéo sẽ ăn khớp với nhau làm kéo theo cánh quạt của máy bơm quay.

Chất lỏng sẽ được cấp ngay cho bộ phận đầu vào của máy bơm, từ đó hút mạnh vào trong guồng bơm theo nguyên lý ly tâm.

Chất lỏng sẽ bị đẩy ra ngoài đầu mép cánh bơm và di chuyển tới đầu ra của máy bơm rồi di chuyển ra ngoài bằng lực ly tâm.

Trong quá trình nước bị tác dụng của lực ly tâm, khi đó áp suất bên trong guồng bơm sẽ có sự chênh lệch với áp suất bên ngoài. Nên chất lỏng sẽ tiếp tục được hút vào trong guồng bơm và áp suất trong máy bơm lại tiếp tục đẩy chất lỏng ra ngoài.

Máy bơm sử dụng phớt động cơ làm kín ngăn chặn chất lỏng bị rò rỉ ra bên ngoài hoặc tiếp xúc làm hư hỏng động cơ.

Trục bơm và động cơ được thiết kế di động, có thể tháo rời dễ dàng để vệ sinh hoặc sửa chữa khi máy gặp trục trặc.

Cách chọn máy bơm trục đứng phù hợp

Cách chọn máy bơm trục đứng phù hợp.
Cách chọn máy bơm trục đứng phù hợp.

Lựa chọn máy bơm chưa bao giờ là công việc dễ dàng, nó dựa trên nhiều yếu tố: nhu cầu bơm nước, vị trí đặt bơm, lưu lượng bơm, chất bơm,… để máy bơm có thể phát huy hết năng suất và đáp ứng đúng yêu cầu của từng công trình.

Trước khi chọn được máy bơm ưng ý, điều đầu tiên là bạn cần chọn những nơi phân phối uy tín, một trong số đó thì không thể không kể đến Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu HTH. Vì như vậy sẽ đảm bảo được chất lượng, độ chính hãng của máy bơm và được hưởng các chính sách chăm sóc khách hàng khi mua sản phẩm.

Kế tiếp là dựa vào chất bơm để chọn thân bơm cho phù hợp: tùy vào tính chất, độ ăn mòn của từng loại chất bơm, để từ đó lựa chọn thân bơm có chất liệu phù hợp như: nhựa, inox, thép không rỉ, gang,… và buồng bơm phù hợp. Nhằm tăng độ bền và kéo dài thời gian sử dụng.

Sau đó chọn chất liệu cánh bơm: cánh bơm có thể được làm từ nhiều chất liệu cao cấp như: nhựa, inox, thép không rỉ,… vì nó tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng và nằm phía dưới đáy bơm. Nên việc lựa chọn cánh bơm phù hợp cũng có quyết định quan trọng đến hiệu quả làm việc của máy bơm.

Lựa chọn máy bơm có rọ bơm: nếu công trình sử dụng bể chứa nước, thì việc chọn máy bơm có rọ bơm là điều thích hợp.

Lựa chọn máy bơm không có rọ bơm: đối với các công trình sử dụng máy bơm trục đứng để tăng áp, thì có thể chọn máy bơm không cần rọ bơm.

Ưu điểm của máy bơm trục đứng

Nhờ có thiết kế ưu việt: động cơ điện được lắp đặt phía trên, nhằm giữ cho động cơ luôn khô ráo, thoáng khí, không lo ẩm ướt và tản nhiệt hiệu quả.

Máy bơm trục đứng có thể không cần sử dụng đến rọ bơm, có khả năng bơm mồi cao và có phớt làm kín giúp chất bơm luôn được đảm bảo trong quá trình bơm.

Cánh bơm được thiết kế nằm ở dưới đáy bơm mà không đặt trên thân bơm, để khi trục quay cánh bơm cũng theo đó mà quay dễ dàng hơn.

Vật liệu máy bơm hết sức đa dạng, giúp việc lựa chọn trở nên dễ dàng và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu từ người dùng, đồng thời cũng phù hợp với từng loại chất bơm và môi trường sử dụng.

Vì là máy bơm trục đứng nên cột áp cao, điều này sẽ khiến việc bơm và cấp nước cho các tòa nhà cao tầng, khu chung cư trở nên tiện lợi hơn rất nhiều.

Máy bơm cũng cho hiệu suất làm việc cao, nhất là khi bơm các loại chất lỏng có tính ăn mòn, tính mài mòn, chất lỏng ở nhiệt độ cao, các hóa chất,…

Ứng dụng của máy bơm trục đứng

Bơm các loại nước nóng, hóa chất nóng và chất lỏng ở nhiệt độ cao, bơm xăng dầu, bơm chất lỏng từ thùng phuy hoặc bể chứa ra ngoài.

Sử dụng trong hệ thống lọc nước tinh khiến và xử lý nước thải.

Được sử dụng trong hệ thống máy bơm chữa cháy, máy bơm cao áp.

Ứng dụng rộng rãi trong: hệ thống cấp thoát nước cho tòa nhà cao tầng, trong làm lạnh và cung cấp cho nồi hơi, trong hệ thống ngưng tụ, trong hệ thống tưới tiêu, bơm nước lên đồi, và trong các vấn đề bù áp hệ thống,…

Một số lưu ý khi sử dụng máy bơm trục đứng

Để máy bơm thực sự hoạt động mang lại hiệu quả cao, thì đừng bỏ lỡ một số lưu ý dưới đây:

Do đầu hút và đầu xả của máy bơm trục đứng nằm thẳng hàng, nên đầu hút và đầu xả phải được xác định rõ ràng để lắp đặt chính xác.

Nên sử dụng van khóa và loại van một chiều để điều chỉnh lưu lượng dễ dàng và khống chế từng bơm hiệu quả.

Nên sử dụng đồng hồ đo áp để nắm rõ áp suất vận hành, từ đó dễ dàng canh chỉnh cho phù hợp với yêu cầu.

Kiểm tra chiều quay trước khi vận hành và lắp đặt thêm thiết bị chống chạy khô cho đầu hút nhằm bảo vệ trường hợp luppe bị hỏng, thì máy bơm sẽ tự động ngắt.

Mua máy bơm trục đứng ở đâu?

HTH Company là nhà phân phối đi đầu trong việc chuyên cung cấp các loại máy bơm Sempa chính hãng, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Cam kết có đầy đủ các chứng nhận CO/CQ, các chính sách bảo hành sản phẩm, các quyền lợi dành cho người dùng và mức giá cạnh tranh. Đặc biệt, khi đặt mua với số lượng lớn, ngoài việc nhận được những ưu đãi hấp dẫn, HTH Company còn hỗ trợ vận chuyển hàng tận nơi miễn phí.

Với những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng máy bơm trục đứng. Còn chần chờ gì mà không nhấc máy liên hệ ngay đến chúng tôi để đặt hàng và được tư vấn tốt nhất!

Bài viết liên quan

Quá trình chưng cất dầu mỏ và nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm cháy nổ

Quá trình chưng cất dầu mỏ và nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm cháy nổ

Chưng cất là phương pháp dùng để tách một hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau…

Các phương pháp phòng cháy chữa cháy trong chế biến dầu mỏ

Các phương pháp phòng cháy chữa cháy trong chế biến dầu mỏ

Công nghệ chế biến dầu mỏ gồm quá trình chế biến vật lý và quá trình chế biến hóa học với các máy móc, thiết…

Đặc điểm cháy và biện pháp PCCC của từng phương pháp sấy

Đặc điểm cháy và biện pháp PCCC của từng phương pháp sấy

Trong phần trước, tôi đã nói rõ về khái niệm cũng như các vấn đề chung trong quá trình sấy và trong phần tiếp theo…

Đặc điểm cháy và các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong quá trình sấy

Đặc điểm cháy và các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong quá trình sấy

Sấy là một trong các quá trình công nghệ phổ biến nhất, được sử dụng trong mọi lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Sấy…

Các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong quá trình sơn

Các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong quá trình sơn

Các phương pháp sơn bao gồm: sơn phun, sơn nhúng, sơn tráng và sơn tĩnh điện. Các phương pháp sơn nói trên được ứng dụng…

Đánh giá sự nguy hiểm và các biện pháp phòng cháy chữa cháy quá trình gia công chế biến gỗ

Đánh giá sự nguy hiểm và các biện pháp phòng cháy chữa cháy quá trình gia công chế biến gỗ

Gia công, chế biến gỗ là một ngành nghệ không những không bị mai một mà ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ và…