Để đảm bảo an toàn cho các không gian sinh hoạt của gia đình, cũng như của các công trình, công ty,… đồng thời đảm bảo được việc nhanh chóng lấy các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong các tình huống khẩn cấp. Thì việc kiểm tra nội dung hồ sơ thiết kế về PCCC đối với quá trình công nghệ sản xuất là cần thiết. Vậy hồ sơ thiết kế về PCCC cần phải đạt những yêu cầu và quy chuẩn nào?

Nội dung kiểm tra hồ sơ thiết kế về PCCC đối với các quá trình công nghệ sản xuất
Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Điều 15 Luật phòng cháy và chữa cháy. Các công trình được quy định tại phụ lục IV của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy. Kiểm tra hồ sơ thiết kế là một nội dung cơ bản của thẩm duyệt thiết kế. Theo mục 7 điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, nội dung kiểm tra hồ sơ thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình phải đảm bảo các nội dung sau: khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy, bậc chịu lửa của nhà và công trình, lối và đường thoát nạn, hệ thống điện động lực và chiếu sáng,… Các nội dung của kiểm tra hồ sơ thiết kế nêu trên đã được nghiên cứu ở các học phần Phòng chống cháy cho nhà và công trình; Phòng cháy thiết bị điện.
Ngoài những nội dung trên, một vấn đề quan trọng giúp cho việc vận hành an toàn các quá trình công nghệ sản xuất cần phải đề cập là việc kiểm tra hồ sơ thiết kế về phòng cháy chữa cháy các quá trình công nghệ sản xuất, có nghĩa là kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu an toàn phòng cháy chữa cháy trong thiết kế quá trình công nghệ. Trên đây là một số nội dung cơ bản cần kiểm tra:
Kiểm tra các yêu cầu đối với việc bố trí thiết bị sản xuất và đường ống:
Vấn đề bố trí máy móc thiết bị, chỗ xếp nguyên liệu, lối đi phải xuất phát từ những điều kiện cụ thể của quá trình sản xuất, có tính đến đặc điểm cấu tạo của thiết bị, đến việc sửa chữa và phục vụ, những đặc điểm vật liệu gia công và việc ngăn ngừa tác động của những yếu tố nguy hiểm có trong sản xuất. Khoảng cách giữa các máy móc thiết bị, chỗ xếp nguyên liệu và các kết cấu của nhà xưởng phải phù hợp với các quy định hiện hành. Ví dụ: Theo TCVN 5307 – 2009 kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – yêu cầu thiết kế, khoảng cách an toàn từ bể nổi chứa DM & SPDM đến nhà và công trình phải theo quy định trong bảng như sau:
Tên hạng mục trong kho cần xác định khoảng cách | Khoảng cách từ bể chứa theo cấp kho (m) | |
I | II, III | |
Bến cảng xuất nhập bằng đường thủy. | 75 | 50 |
Công trình xuất nhập bằng đường sắt | 30 | 20 |
Trạm bơm DM & SPDM | 20 | 15 |
Nhà đóng dầu oto xitec, trạm bơm nước thải, nhà đóng dầu phuy, khu vực bảo quản phuy chứa DM & SPDM, bãi vỏ phuy, nhà kho chứa DM & SPDM đựng trong phuy. | 30 | 15 |
Nhà và công trình có dùng đến lửa trần: – Đến bể chứa DM & SPDM loại I – Đến bể chứa DM & SPDM loại II | 50 30 | 40 20 |
Trạm bơm nước chữa cháy, vị trí lấy nước của bể hoặc hồ ao trữ nước chữa cháy. | 40 | 40 |
Đến công trình làm sạch nước thải – Hố lắng, ao bốc hơi – Hố gạn, bể tuyển nổi, bể lắng có dung tích lớn hơn 400m3. – Hố gạn, bể tuyển nổi, bể lắng có dung tích từ 100 đến 400m3. – Hố gạn, bể tuyển nổi, bể lắng có dung tích dưới 100m3. | 30 30 15 10 | 30 20 15 10 |
Nhà và công trình khách của kho | 25 | 20 |
Đường dây tải điện trên không | Bằng 1.5 chiều cao cột điện |
>>> Dành cho bạn: Sự nguy hiểm của cháy, nổ trong quá trình hàn cắt kim loại bằng ngọn lửa khí cháy.
Kiểm tra các yêu cầu đối với quá trình công nghệ

- Kiểm tra hệ thống đường ống công nghệ (đường ống dẫn chất lỏng, chất khí). Phương pháp, vị trí lắp đặt hệ thống đường ống công nghệ (Công nghệ đặt ống, chiều cao đặt ống, khoảng cách,…) và hệ thống van trên mạng đường ống công nghệ (van khóa, van ngăn lửa).
- Kiểm tra các thiết bị công nghệ theo các yêu cầu an toàn phòng cháy chữa cháy: kiểm tra các chế độ làm việc và các bộ phận đảm bảo an toàn của các thiết bị công nghệ. Ví dụ: Theo TCVN 5307 – 2009 kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – yêu cầu thiết kế, mỗi nhóm bể nổi có dung tích quy định theo điều 5.2.7 trong tiêu chuẩn phải được ngăn cháy bằng đê bao bên ngoài, kết cấu đê phải tính toán theo áp lực thủy tĩnh của DM và SPDM tràn ra khi vỡ đê.
- Nếu đê được đắp bằng đất, yêu cầu đỉnh đê có chiều rộng không nhỏ hơn 0.5m.
- Nếu đê bao bằng tường xây hoặc bằng bê tông, yêu cầu đỉnh đê có chiều rộng không nhỏ hơn 0.25m.
- Chiều cao đê bao ngăn cháy bên ngoài của nhóm đê phải lớn hơn 0.2m so với mực chất lỏng trong bể chứa lớn nhất chảy tràn.
- Đê bao ngăn cháy bên ngoài không nên cao quá 2m. Khi có lý do phải xây dựng đê ngăn cháy cao hơn 2m thì phải được cơ quan quản lý về PCCC chấp thuận.
- Khi kiểm tra thường sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh với các giải pháp kỹ thuật đã được xác định trong các tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan. Trên cơ sở của việc đối chiếu so sánh, xác định các giải pháp thiết kế tương ứng phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Khi kiểm tra hồ sơ thiết kế về phòng cháy chữa cháy các quá trình công nghệ sản xuất, những vi phạm yêu cầu tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy có thể được phát hiện. Do đó khi kiểm tra hồ sơ thiết kế cần đưa ta các kiến nghị để khắc phục các vi phạm đó.
Những tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong kiểm tra thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với các quá trình công nghệ sản xuất
- QCVN 06:2010/BXD: quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
- TCVN 2622 – 1995: phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5279 – 1990: an toàn cháy nổ – bụi cháy – yêu cầu chung – NXB CAND – Hà Nội 2003.
- TCVN 6223 – 2011: cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng – yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN 5307 – 2009: kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ – tiêu chuẩn thiết kế – Hà Nội 2009.
- QCVN 01: 2013/BTC: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu – Hà Nội 2013.
- TCVN 5334 – 2007: thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu. Quy phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 2293 – 1978: gia công gỗ – yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN 2292 – 1978: công việc sơn – yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN 5507 – 2002: hóa chất nguy hiểm – quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
- TCVN 6155 – 1996: bình chịu áp lực yêu cầu an toàn lắp đặt, sửa chữa và sử dụng.
- TCVN 6156 – 1996: bình chịu áp lực yêu cầu về lắp đặt, sử dụng sửa chữa – phương pháp thử.
Tóm lại, việc kiểm tra hồ sơ thiết kế về phòng cháy chữa cháy là điều cần thiết và có vai trò quan trọng. Dù là công trình hay hộ gia đình thì cũng nên trang bị những thiết bị cần thiết bạn nhé, nói không với “chủ quan”. Nếu bạn có nhu cầu đặt mua máy bơm hoặc đang tìm chỗ cung cấp máy bơm Sempa Thổ Nhĩ Kỳ uy tín. Liên hệ ngay đến chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.