Máy bơm tăng áp sử dụng lâu ngày gặp trục trặc và bạn không biết làm thế nào để khắc phục. Dưới đây sẽ nêu một số vấn đề về máy bơm tăng áp và cách giải quyết có thể giúp máy bơm của bạn hoạt động bình thường.
Phụ kiện bơm tăng áp
Để khắc phục những sự cố khi sử dụng máy bơm tăng áp đạt hiệu quả cao, bạn cần phải hiểu nguyên lý hoạt động và các phụ kiện bên trong máy bơm. Từ đó giúp xác định đúng bệnh của máy bơm và đưa ra các giải pháp hợp lý.
Van 1 chiều máy bơm tăng áp
Van 1 chiều máy bơm tăng áp là gì?
Van 1 chiều hay còn gọi là lupbe, là phụ kiện được gắn bên trong các loại máy bơm ly tâm nói chung và máy bơm tăng áp nói riêng, dùng để giữ nước trong ống hút và tạo môi trường chân không khi bơm tăng áp hoạt động. Ngoài ra, van 1 chiều còn có nhiệm vụ giữ áp suất trong đường ống giúp máy bơm dừng dễ dàng khi không sử dụng.
Các loại van 1 chiều máy bơm tăng áp
Trong các hệ thống cấp nước dân dụng, loại van 1 chiều dạng lá lật và dạng lò xo được sử dụng phổ biến.
Một số máy bơm đã được tích hợp sẵn van 1 chiều dạng lò xo có ron cao su làm kín tốt. Các dòng bơm này thường được dùng để cấp nước từ tầng mái xuống giúp gia tăng áp lực cho các lầu áp mái.
Một số lưu ý khi lắp van 1 chiều cho máy bơm tăng áp
Điều đầu tiên là bạn phải kiểm tra đường ống để chọn van 1 chiều có kích thước phù hợp, phải sở hữu phần đệm ở giữa hai mặt bích của van, đường ống có tác dụng làm kín phần tiếp xúc đó và tránh trình trạng chất lỏng – khí tràn ra bên ngoài.
Tiếp theo là lắp đúng quy trình:
- Đối với van 1 chiều dạng bi: bạn có thể lắp theo hướng trục thay đổi tại thời điểm bi đi xuống, nhằm làm giảm hiện tượng bị túa nước ra bên ngoài. Ngoài ra cần cẩn thận dưới áp lực khi lắp ngang.
- Đối với van 1 chiều dạng cánh bướm: bạn nên lắp theo chiều đứng để đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường và không lắp theo trục ngang vì trục của móc không tồn tại thể lắp chéo.
- Đối với van 1 chiều cánh bướm dạng 2 cánh lật thì ngược lại: khi lắp ngang thì trục của van cần lắp theo chiều thẳng đứng.
Van 1 chiều thường lắp ở ngõ ra của máy bơm đối với hệ thống cấp nước từ tầng hầm lên tầng mái, tránh trường hợp nếu bơm ngừng đột ngột, áp lực từ trên cao dội lại sẽ được ngăn chặn bởi van 1 chiều. Tại đây lupbe ở phía dưới bể nước sẽ không bị tụt ra ngoài hụt nước.
Rơle bơm tăng áp
Rơle máy bơm tăng áp là gì?
Rơle máy bơm tăng áp có tác dụng mở/đóng ngắt tự động khi ngưng cấp nước hoặc khi cần cấp nước. Trong quá trình sử dụng, nếu máy bơm hoặc rơle bị hỏng thì bạn có thể thay rơle một cách dễ dàng và sử dụng bình thường.
Nguyên lý hoạt động của rơle máy bơm tăng áp
Khi mở van xả, nước sẽ chảy từ đường hút vào thân máy bơm, rồi thoát ra đường xả.
Khi đóng van xả, nước không thoát ra được sẽ tạo nên một lực nén lớn trong buồng bơm. Lực nén sẽ tác động vào rơle áp lực làm cho hai tiếp điểm dòng điện tách ra và ngắt điện từ máy bơm làm máy bơm ngưng hoạt động.
Để áp lực trong thân máy bơm tăng áp ổn định, máy được lắp thêm một bình tích áp có kích thước lớn. Kích thước bình tích áp càng lớn thì máy bơm hoạt động càng ổn định.
Khi mở van xả, nước chảy ra và áp lực trong thân máy bơm giảm xuống, tiếp điểm với má vít trong rơle áp lực nối với nhau làm nối điện và giúp máy bơm hoạt động.
Hữu ích dành cho bạn Mách bạn những bí mật về máy bơm ly tâm và ứng dụng của nó.

Một số vấn đề máy bơm tăng áp thường gặp phải
Máy bơm tăng áp không tự ngắt
Nguyên nhân máy bơm tăng áp không thể tự ngắt
Bị rò rỉ áp lực nước do đường ống nước (trong nhánh chịu áp lực của máy bơm) bị vỡ ở vị trí nào đó.
Đường ống của các thiết bị sử dụng nguồn nước qua máy bơm tăng áp bị bục, vỡ ở các vị trí như vòi nước, bồn cầu,…
Tiếp điểm trong rơle của máy bơm bị hỏng do mô ve và tiếp xúc kém với nhau khi máy bơm hoạt động.
Nước trong buồng áp bị rò rỉ do hở phớt.
Do sử dụng lâu ngày hoặc do sự cố chập điện làm van 1 chiều của máy bơm bị hở – bị hỏng.
Hoặc do board mạch của máy bơm tăng áp điện tử bị lỗi điều khiển.
Cách khắc phục
Kiểm tra lại tất cả thiết bị sử dụng nước qua máy bơm tăng áp có bị vỡ hay rò rỉ không.
Kiểm tra rơle bằng cách cắm điện và mở vòi nước với lưu lượng nhỏ nhất. Sau đó dùng tô vít 2 hoặc 4 cạnh xoáy ngược theo chiều kim đồng hồ. Cứ làm từ từ cho đến khi máy chạy đều và không tự động ngắt nữa. Đợi khoảng 2s sau, nếu máy tự động ngắt thì đã thành công. Lưu ý: nếu máy ngắt quá trễ khi đã khóa vòi nước thì tiếp tục siết rơle, nếu không thể cải thiện được nữa thì nên thay rơle mới.
Kiểm tra lại cổ hút máy bơm tăng áp có van 1 chiều bằng cao su. Trong quá trình sử dụng thường bị hở cần thay thế hoặc kiểm tra lại, hoặc lắp riêng một chiếc van 1 chiều ở đường hút cho máy bơm, tránh trường hợp nước bị chảy ngược lại.
Kiểm tra lại trường hợp rò rỉ nước do hở phớt, nếu cần thì phải thay phớt mới.
Máy bơm tăng áp kêu to
Nguyên nhân dẫn đến máy bơm tăng áp kêu to
Nguyên nhân chính của tình trạng kêu to là do sử dụng máy bơm tăng áp trong thời gian dài, cặn – bụi bẩn từ môi trường bên ngoài bám vào máy bơm làm cho các chi tiết lâu ngày bám chặt lại, dẫn đến hiện tượng hao mòn, hiệu suất bơm nước kém.
Hệ thống vòng bi của máy bơm do sử dụng lâu và hoạt động quá tải dẫn đến bị khô dầu, từ đó cũng làm máy bơm phát ra tiếng kêu to. Ngoài ra khi lắp đặt máy bơm ở vị trí ẩm ướt kéo theo không khí cũng mang hơi ẩm khiến cho các chi tiết bên trong lâu ngày bị hoen rỉ, hao mòn.
Thêm nữa, khi lắp đặt máy bơm ở vị trí không đảm bảo sự cân bằng sẽ làm cho máy bị rung và kêu to, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tuổi thọ của máy bị giảm sút mà hiệu quả làm việc cũng kém đi.
Cách khắc phục
Tiến hành vệ sinh và bảo dưỡng máy bơm theo định kỳ.
Thường xuyên chú ý vị trí lắp đặt có phù hợp hay chưa, tránh để máy bị rung, lắc hoặc đặt máy ở những nơi ẩm ướt.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống vòng bi của máy có bị khô dầu không để thêm dầu kịp thời giúp máy hoạt động ổn định.
Máy bơm tăng áp không lên nước hoặc nước yếu
Nguyên nhân máy bơm tăng áp chạy mà không lên nước
Đầu hút nối với ống dẫn nước chưa chạm đến mực nước, dẫn đến nước không thể hút vào đường ống.
Rác thải, rong rêu hoặc các loại cỏ làm bít ống hút dẫn đến ghẹt ống.
Van 1 chiều ở đầu ra của máy bơm bị hỏng làm cho nước bị tụt.
Ống dẫn nước bị hỏng ở đầu hút hoặc đầu đẩy làm tụt áp.
Phốt máy bơm hở hoặc bị nứt, làm thất thoát nước và áp.
Do hiện tượng khí xâm thực, hoặc mực nước trở nên quá sâu.
Cánh máy bơm bị gãy cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bơm không lên nước.
Không mồi được nước cho máy bơm, vì máy bơm không thể giữ nước trong đường ống và buồng bơm sau mỗi lần bơm. Vì vậy trước khi bơm cần phải mồi lại nước.
Nguồn cấp điện bị mất điện hoặc hỏng cầu dao điện, cầu chì, công tắc điện,… làm máy bơm hoạt động không ổn định.
Nguyên nhân máy bơm nước yếu
Đường ống ở đầu hút bị nghẹt do rác hoặc rong rêu làm nước bị yếu.
Đường ống hút hoặc đẩy bị nứt hoặc bị vỡ gây mất áp.
Nguồn nước cung cấp bị tụt quá sâu so với chiều sâu tối đa của máy bơm là 6m.
Vòng bi hoặc phớt bơm có dấu hiệu lão hóa làm máy bơm phát ra tiếng kêu to và làm giảm năng suất làm việc dẫn đến nguồn nước bị yếu hơn bình thường.
Nguồn cung cấp điện bị yếu hoặc không ổn định, tăng giảm đột ngột khiến máy bơm hoạt động cũng không ổn định.
Cách khắc phục
Đối với máy bơm không lên nước
- Kiểm tra lại phần đường ống hút có bị hỏng hay không.
- Kiểm tra lại buồng bơm còn nước mồi không, xem nước mồi bị tụt hay bị thiếu.
- Kiểm tra lại nguồn cung cấp điện đã ổn định chưa.
- Vệ sinh ống dẫn đầu hút, đầu hút của máy hoặc có thể thay mới.
- Sửa hoặc thay thế phốt bơm, cánh bơm nếu bị gãy cánh, đường ống khác cho phù hợp với thiết kế của máy bơm.
Đối với máy bơm nước yếu
- Loại bỏ rác, rong rêu trong đường ống dẫn nước.
- Thay thế đường ống nước mới nếu bị vỡ hoặc nứt.
- Điều chỉnh lại vị trí đặt máy bơm nhằm tăng diện tích tiếp xúc của nước với đường ống.
- Sử dụng tụ điện, ổn áp để điện áp cung cấp cho máy bơm được ổn định. Hạn chế bơm trong các giờ cao điểm đối với khu vực có điện áp yếu.
Máy bơm tăng áp không chạy
Nguyên nhân máy bơm tăng áp không chạy
Máy bơm không có nguồn điện hoặc nguồn nước cấp vào.
Nguồn điện cung cấp cho máy bơm bị yếu, một số trường hợp nguồn điện bị mất pha mát nên máy bơm không chạy được.
Do tụ điện bị thủng hoặc khô, phao điện hỏng, hoặc động cơ máy bị cháy.
Máy bơm bị cháy quận dây làm việc hoặc quận dây khởi động.
Cách khắc phục
Kiểm tra hệ thống dây dẫn điện và phích cắm điện của máy bơm có trục trặc chỗ nào không.
Kiểm tra động cơ nếu máy bơm có mùi khét.
Thay thế cho máy bơm một tụ mới có trị số tương đương với tụ đang sử dụng.
Kiểm tra và vệ sinh buồng bơm thường xuyên.
Bảo dưỡng và thay bi mới theo định kỳ nếu máy bị kẹt.
Máy bị cháy quận dây thì quấn lại stato.
Nếu hệ thống điện không may bị mất pha hoặc phao điện gặp hỏng hóc thì sửa lại phao nước và nguồn điện.
Có thể bố trí thêm ổn áp để tăng điện áp nguồn nếu máy không đủ điện áp để hoạt động.
Máy bơm tăng áp kêu tạch tạch
Nguyên nhân máy bơm tăng áp kêu tạch tạch
Nguyên nhân chính là do đường ống nước bị hở, rò rỉ hoặc bị rò nước ở các vị trí sen tắm, bồn rửa mặt,… hoặc có thể bình áp bị hỏng.
Cách khắc phục
Khi phát hiện, đầu tiên bạn cần kiểm tra tất cả đường dây cấp nước từ máy bơm tăng áp cho đến các vị trí trong nhà. Tiếp theo là kiểm tra các thiết bị nước có rò rỉ không để khắc phục kịp thời tránh gây hỏng hóc máy bơm và lãng phí tiền điện nước.
Hoặc bạn có thể tiến hành khắc phục theo các bước dưới đây:
- B1: tháo nắp nhựa của bộ phận rơle trên máy bơm.
- B2: cấp nguồn điện cho máy bơm rồi vặn mở 1 trong các vòi tiêu thụ.
- B3: bắt đầu điều chỉnh vít nhỏ nằm giữa 2 điện cực rơle nghiêng về phía mũi tên (+) đến khi máy hết kêu “tạch tạch” và chạy ổn định thì dừng lại.
- B4: tắt nguồn nước tiêu thụ và kiểm tra máy bơm có tự động ngắt không.
- B5: nếu máy bơm không tự động ngắt thì vít nhỏ xoay về chiều mũi tên (-) một chút.
- B6: khi điều chỉnh cần ước lượng để vít nằm ở khoảng vừa phải để máy bơm có thể hoạt động tự động theo như nhu cầu sử dụng thực tế.
Nếu máy bơm bị hỏng áp bạn cần đem đến các chuyên gia sửa máy bơm, tránh tình trạng máy bơm bị hư hỏng nặng hơn.

Bơm tăng áp
Liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn chọn mua các sản phẩm máy bơm tăng áp Sempa ưng ý và được giải đáp tận tình các vấn đề về máy bơm tăng áp miễn phí.